Kế hoạch của cơ quan này liên quan đến việc huy động các nguồn dữ liệu để hỗ trợ phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn trí tuệ nhân tạo (AI) của riêng Trung Quốc - công nghệ được sử dụng để đào tạo các ứng dụng AI như ChatGPT. Nó cũng sẽ tăng cường nỗ lực để các tổ chức nghiên cứu và các doanh nghiệp hàng đầu xây dựng cơ sở dữ liệu ngành, tạo ra các bộ dữ liệu chất lượng cao để đào tạo mô hình AI.
Kế hoạch chi tiết được đưa ra vào thời điểm nền kinh tế số của Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức bao gồm nguồn cung dữ liệu chất lượng thấp, cơ chế lưu thông kém và tiềm năng chưa được khai thác cho các ứng dụng.
NDA được thành lập tháng 3/2023 khi Bắc Kinh tăng cường nỗ lực trong việc quản lý nguồn dữ liệu ngày càng tăng của đất nước, vốn bị phân mảnh trên các lĩnh vực và ngành công nghiệp khác nhau. Mục đích là để giải phóng giá trị kinh tế trong khi vẫn đảm bảo an ninh và quyền riêng tư.
Trong khi Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đã đưa ra luật và quy định quản lý bảo mật dữ liệu, Bắc Kinh không có cơ quan chính phủ giám sát các chính sách phát triển dữ liệu cho đến khi NDA được thành lập.
Cơ quan mới, chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10 cùng năm, được giao nhiệm vụ "điều phối và thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu, điều phối việc tích hợp, chia sẻ, phát triển và sử dụng tài nguyên dữ liệu" trên toàn nền kinh tế và xã hội Trung Quốc.
Cơ quan này nằm trong Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia và do Liu Liehong, cựu Chủ tịch của nhà mạng China Unicom, dẫn đầu.
Kế hoạch ba năm sẽ "hướng dẫn và khuyến khích" các loại vốn tư nhân khác nhau đầu tư vào ngành công nghiệp dữ liệu và hỗ trợ các nhà môi giới dữ liệu huy động vốn thông qua IPO. NDA cũng chỉ ra 12 ngành công nghiệp nên sử dụng dữ liệu tốt hơn, bao gồm sản xuất, nông nghiệp, thương mại, vận tải, tài chính và công nghệ thông tin.
Các chiến lược dữ liệu mới của Trung Quốc được đưa ra khi nước này tìm cách bắt kịp Mỹ trong việc phát triển AI, dù phải đối mặt với một loạt thách thức bao gồm bị hạn chế quyền truy cập các chip tiên tiến.
(Theo SCMP)
" alt=""/>Trung Quốc công bố kế hoạch hành động 3 năm, dùng dữ liệu để kích thích kinh tếChủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa ký văn bản yêu cầu Sở Xây dựng, Thanh tra Thành phố, Sở Quy hoạch kiến trúc và quận Ba Đình thực hiện kết luận của Thủ tướng về việc quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng dự án tại số 8B Lê Trực.
Theo đó, lãnh đạo TP yêu cầu Sở Xây dựng tiếp tục rà soát, kiểm tra đánh giá đúng các hành vi vi phạm và mức độ vi phạm của Chủ đầu tư Dự án 8B Lê Trực so với giấy phép xây dựng đã cấp và thực hiện nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực lập phương án và thời gian cụ thể thực hiện việc khắc phục sai phạm. |
Sở Xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với quận Ba Đình yêu cầu chủ đầu tư lập phương án và thời gian cụ thể thực hiện việc khắc phục sai phạm, trình UBND TP xem xét. Trong đó yêu cầu phá dỡ phần công trình sai phạm phải đảm bảo các chỉ tiêu về chiều cao, mật độ xây dựng, quy mô diện tích, chức năng sử dụng theo đúng giấy phép xây dựng đã cấp; đảm bảo an toàn kỹ thuật công trình; đảm bảo an toàn lao động, an ninh trật tự trong khu vực.
Công trình sau khi cải tạo phải đáp ứng yêu cầu cảnh quan kiến trúc, phù hợp với các công trình xung quanh và bảo đảm các điều kiện về an ninh, an toàn cho các hoạt động trong khu vực.
Thanh tra Thành phố tiếp tục tổ chức thanh tra chức trách, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân có liên quan đã để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng tại dự án. Qua đó kiến nghị UBND TP Hà Nội xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm kéo dài và nghiêm trọng trật tự xây dựng đô thị tại Dự án 8B Lê Trực theo đúng các quy định của pháp luật, báo cáo UBND TP trước ngày 25/11 tới.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP Hà Nội còn yêu cầu Sở Quy hoạch kiến trúc phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất của UBND và Bộ Xây dựng thống nhất việc quản lý quy hoạch kiến trúc đối với khu vực giáp ranh các khu chức năng đặc thù trong thành phố.
Hồng Khanh
'Cắt ngọn' nhà 8B Lê Trực, sao Thăng Long Tower lại không?" alt=""/>Hà Nội: Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có liên quan tại dự án 8B Lê TrựcMặc dù có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á và xếp thứ 3 châu Á trong năm 2023 (tăng 19%), quy mô thị trường điện toán đám mây Việt Nam vẫn chỉ bằng 1/15 so với Singapore và 1/5 so với Indonesia và Malaysia. Điều này cho thấy Việt Nam còn nhiều việc phải làm để bắt kịp các nước trong khu vực.
Một trong những khoảng cách số cần được rút ngắn là sự thiếu hụt về nhân lực có kỹ năng cao trong lĩnh vực điện toán đám mây và AI. Để lấp đầy khoảng trống nhân lực, Việt Nam cần tập trung vào việc nâng cao kỹ năng cho người lao động.
Trên thực tế, nhân lực số cũng là vấn đề chung của nhiều quốc gia châu Á. Theo ông Jeff Johnson, Tổng giám đốc Amazon Web Services (AWS) ASEAN, Generative AI có tiềm năng để thay đổi nhiều doanh nghiệp, khiến 10% các tổ chức, doanh nghiệp cam kết đầu tư.
Tuy nhiên, dù đặt mục tiêu nâng cao năng lực về AI, 70% các công ty trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết họ đang thiếu hụt những người lao động có trình độ ở mảng này.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Emmanuel Pillai, Giám đốc Đào tạo & Chứng chỉ khu vực ASEAN của AWS cho biết: "Hiện có một khoảng trống lớn đối với lực lượng lao động có kỹ năng về điện toán đám mây và AI tại Việt Nam. Điều mà Việt Nam cần làm là nâng tầm kỹ năng cho người lao động, phối hợp với chủ sử dụng lao động ở cả khu vực công và tư nhân để nâng cao các kỹ năng số".
Đóng góp thêm góc nhìn, Nguyễn Huy Đình, kỹ sư dữ liệu đám mây tại một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết, mức lương của kỹ sư điện toán đám mây tại Việt Nam hiện thấp hơn 10-20% so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân chủ yếu do sự chênh lệch về mức sống giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, khi được đề nghị chia sẻ thêm, chuyên gia này cho rằng: "Kỹ năng tự học, cởi mở và thích ứng nhanh với công việc mới là yếu tố quan trọng giúp kỹ sư Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế".
Phát triển nhân tài số để định hình tương lai số Việt Nam
Khoảng trống nhân lực trong lĩnh vực điện toán đám mây và AI là thách thức lớn, nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam định hình tương lai số của chính mình.
Tại sự kiện AWS Cloud Day Vietnam tổ chức ngày 18/9, ông Hồ Đức Thắng, Quyền Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ TT&TT) cho hay, chuyển đổi số đang định hình lại thế giới. Các chính phủ, doanh nghiệp và cả xã hội ngày càng phụ thuộc vào công nghệ đám mây và cơ sở hạ tầng dữ liệu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tối ưu hóa dịch vụ và đổi mới sáng tạo.
Cục Chuyển đổi số Quốc gia coi điện toán đám mây và AI là yếu tố thiết yếu trong sứ mệnh của mình. Bằng cách áp dụng điện toán đám mây và AI, Việt Nam đang nâng cao năng lực của các cơ quan nhà nước để quản lý và sử dụng dữ liệu hiệu quả hơn, đẩy nhanh hành trình hướng tới tương lai số của Việt Nam
Theo Quyền Cục trưởng Hồ Đức Thắng, điện toán đám mây hiện đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi số, cung cấp các hệ thống có khả năng mở rộng, thích ứng và hiệu quả hơn. Bằng cách áp dụng các giải pháp đám mây, các tổ chức có thể đổi mới nhanh hơn và phản ứng nhanh với các nhu cầu của thị trường.
Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi số. Ngoài việc tự động hóa các quy trình và nâng cao hiệu quả hoạt động, AI còn có tiềm năng cách mạng hóa các dịch vụ công và tối ưu hóa các chức năng của chính phủ.
Trên thực tế, Việt Nam đã bắt đầu tích hợp AI vào khu vực công, ứng dụng trong thành phố thông minh và cung cấp trợ lý ảo cho công chức và người dân.
Quyền Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia nhấn mạnh, không chỉ dừng ở việc áp dụng các công nghệ, Việt Nam đang ưu tiên phát triển kỹ năng số và kỹ năng AI cho lực lượng lao động.
Các nhân tài số sẽ đảm bảo những công nghệ như AI và Generative AI thúc đẩy sự sáng tạo, hiệu quả và tăng tính bền vững cho nền kinh tế Việt Nam.
'Hút' ngoại tệ từ mỏ vàng nhân lực AIVới tiềm năng lớn từ lực lượng lao động trẻ và sáng tạo, Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để trở thành nơi cung ứng nguồn nhân lực AI chất lượng." alt=""/>Bùng nổ điện toán đám mây và AI: Việt Nam liệu đã sẵn sàng?